Từ thời phong kiến xưa, nghi thức cưới hỏi đã được đặt ra nhằm khẳng định và công bố danh nghĩa, bổn phận, nghĩa vụ của đôi vợ chồng mới cưới đối với nhau. Tuy đã trải qua nhiều thế hệ, cũng đã được giản lược khá nhiều nhưng nghi thức cưới hỏi ở nước ta vẫn giữ được nét truyền thống. Trong thế giới hiện đại ngày nay, các thủ tục rườm rà đều được đơn giản hóa, nếu ngày xưa đám hỏi và đám cưới được chia ra thì ngày nay rất nhiều người muốn gọn hơn nên tổ chức chung một lần nhưng đầy đủ vì được xem là ngày trọng đại nhất trong đời người. Nghi thức cưới hỏi của từng vùng miền giống nhau về cơ bản, tuy nhiên có một số khác biệt làm nên đặc trưng của từng vùng, các bạn cùng tham khảo nhé! Và dù ở thế hệ nào hay vùng miền nào cũng không thể thiếu mâm quả cau trầu. Ông cha ta quan niệm rằng lá trầu quấn lấy thân cau như đôi nam nữ quấn quýt nhau không rời, nó thể hiện cho sự bền chặt của tình yêu đôi lứa, tình nghĩa vợ chồng.

Nghi lễ dạm ngõ

Là lễ đầu tiên trong nghi thức cưới hỏi, màu đỏ là màu được chọn làm chủ đạo trong ngày này như thể hiện sự may mắn tốt lành.

Nghi thức cưới hỏi ở Việt Nam - Lễ dạm ngõ

Ở miền Bắc: gia đình hai bên chọn ngày và địa điểm phù hợp để gặp mặt và chính thức cho phép đôi trai gái được qua lại tìm hiểu nhau. Nhà trai chuẩn bị lễ vật cau trầu, nhà gái tiếp đón bằng chè, kẹo và trái cây các thứ.

Sau khi trao lễ vật, cả hai bên gia đình thắp hương cho tổ tiên và trao đổi với nhau về việc chọn ngày hỏi cưới.

Nghi thức cưới hỏi ở Việt Nam - Hai bên gia đình gặp mặt

Ở miền Trung: nhà trai mang lễ vật đến nhà gái gồm một chai rượu, một khay trầu cau để dạm hỏi.

Nghi thức cưới hỏi ở Việt Nam - Khay rượu

Ở miền Nam: những lễ vật khá giống với miền Bắc, tuy nhiên người miền Nam rất phóng khoáng và không câu nệ những thủ tục rườm rà này nên nếu hai bên gia đình ở cách xa nhau, họ có thể bỏ qua lễ này và gộp chung với lễ cưới về sau. Hai bên gia đình chỉ cần hẹn gặp mặt nhau vào ngày và địa điểm phù hợp để ra mắt và thỏa thuận với nhau về chuyện cưới hỏi.

Nghi thức cưới hỏi ở Việt Nam - Lễ dạm ngõ

Nghi lễ ăn hỏi

Nghi lễ ăn hỏi được thực hiện sau khi lễ dạm ngõ đã hoàn thành, hai bên gia đình đã thỏa thuận ngày phù hợp để tổ chức. Sự khác nhau đặc trưng giữ 3 vùng miền Bắc, Trung, Nam thể hiện rõ nhất trong lễ này, các bạn cùng xem nhé.

Ở miền Bắc: nhà trai mang trao cho nhà gái 30 chục trầu và tráp ăn hỏi.

Nghi thức cưới hỏi ở Việt Nam - Nâm ngủ quả ăn hỏi

Tráp ăn hỏi hay còn gọi là các mâm quả, luôn được chuẩn bị với số lẻ gồm 3,5,7,9,11 mâm, các vật phẩm trên mâm nhất thiết phải số chẵn vì ông cha ta quan niệm rằng số lẻ tượng trưng cho sự thăng tiến, số chẵn tượng trung cho có đôi có cặp. Tráp ăn hỏi thể hiện ý nghĩa cầu mong đôi trai gái trăm năm hạnh phúc, chung sống với nhau đến răng long đầu bạc. Trong đó tráp lễ cau trầu là không thể thiếu.Lễ ăn hỏi với 3 tráp bao gồm: Mâm trầu cau, mâm chè, mâm hạt sen.

Lễ ăn hỏi với 5 tráp bao gồm: Mâm trầu cau, mâm chè, mâm hạt sen, mâm rượu và thuốc lá, mâm bánh cốm.
Lễ ăn hỏi với 7 tráp bao gồm: Mâm trầu cau, mâm chè, mâm hạt sen, mâm rượu và thuốc lá, mâm bánh phu thê, mâm bánh đậu xanh.
Lễ ăn hỏi với 9 tráp bao gồm: Mâm trầu cau, mâm chè, mâm hạt sen, mâm rượu và thuốc lá, mâm bánh phu thê, mâm bánh đậu xanh, lẵng hoa quả kết hình rồng phụng, mâm lợn sữa quay.
Lễ ăn hỏi với 11 tráp bao gồm: Mâm trầu cau, mâm chè, mâm hạt sen, mâm rượu và thuốc lá, mâm bánh phu thê, mâm bánh đậu xanh, lẵng hoa quả kết hình rồng phụng, mâm lợn sữa quay, tháp bia lon, mâm bánh các thứ.
Tất cả các lễ vật trên được trang trí cầu kì, xếp theo hình tháp đặt trong mâm quả và phủ khăn rộng phụng màu đỏ.

Nghi thức cưới hỏi ở Việt Nam - Trang trí lễ gia tiên

Sau khi đưa các mâm quả lên bàn thờ dâng tổ tiên, nhà trai trao cho nhà gái 3 phong bì (gọi là lễ đen) với số tiền bên trong do nhà gái đề nghị, một dành cho nhà nội cô dâu, một dành cho nhà ngoại cô dâu, và còn lại một dâng lên bàn thờ nhà cô dâu. Sau đó cô dâu chú rể ra mắt quan khách hai bên và rót trà, mời trầu.

Ở miền Trung: lễ vật có 5 mâm quả, mâm quả thứ nhất là mâm cau trầu gồm 105 quả cau, mâm thứ hai là mâm chè rượu có thêm phong bì có tiền hoặc vòng hay nhẫn vàng cho nhà gái. Ngoài ra, mẹ chồng còn tặng cho cô dâu phong bì mừng dâu. Mâm thứ ba là mâm bánh kem, mâm thứ tư là mâm nem chả phải là số chẵn, mâm thứ năm là mâm ngũ quả kết hình rồng phụng đẹp mắt.

Nghi thức cưới hỏi ở Việt Nam - Mâm lễ vật

Ở miền Nam: có thêm một vị trưởng tộc, chú rể bưng mâm cau trầu có đôi đèn cưới.

Nghi thức cưới hỏi ở Việt Nam

Chú rể phụ thì bưng khay rượu, ông bà cha mẹ đi chung chẵn đôi, có 4 hoặc 6 người nam nữ bưng lễ vật. Lễ vật mang đến nhà gái nhất thiết phải có cau trầu, ngoài ra còn có bánh kẹo, trái cây. Vai trò của trưởng tộc là thay mặt nhà trai xin phép nhà gái cho nhập lễ, nhà trai mời nhà gái dùng trà, rượu, cau trầu,.. Hai bên tiến hành trao lễ vật cho cô dâu và bàn bạc thống nhất với nhau về ngày cưới.

Nghi thức cưới hỏi ở Việt Nam - Trao lễ vật đám hỏi

Nghi lễ cưới:

Sau lễ này, cô dâu chú rể chính thức trở thành vợ chồng, có nghĩa vụ và trách nhiệm yêu thương, chăm sóc, chăm lo gia đình mới sau này. Về nghi thức này không có sự khác biệt gì ở các vùng miền. Nhà trai đến nhà gái đón dâu, hai bên cùng làm lễ thắp hương tổ tiên, cô dâu chú rể trao nhẫn cho nhau và tiếp đãi mời rượu quan viên hai họ, hàng xóm, bạn bè, đồng nghiệp.

Nghi thức cưới hỏi ở Việt Nam - Lễ lên đèn

Tuy nhiên ở miền Nam, phần nghi thức quan trọng nhất là lên đèn mang ý nghĩa thiêng liêng nhằm khẳng định, tuyên bố cô dâu chú rể chính thức thành đôi và được phép sống chung với nhau đến trọn đời. Hai ngọn đèn này do bên nhà trai mang qua đặt trên bàn thờ tổ tiên nhà gái, do cô dâu chú rể cùng nhau lên đèn.

Như các bạn thấy, mỗi vùng miền có một nghi thức cưới hỏi đặc trưng riêng. Nhưng dù là ở đâu hay ở thế hệ nào thì nét truyền thống và quan niệm của ông cha ta vẫn giữ gìn và phát huy.

Xem thêm:

Nguồn: Tổng hợp